image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Thông báo về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên đàn chó, mèo
Lượt xem: 46

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ YÊN HỒNG

Số: 05 /TB-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

Yên hồng, ngày 13 tháng 03 năm 2024

THÔNG BÁO

V/v thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên đàn chó, mèo

 

Kính gửi:    - Các Đ/c Cán bộ Đảng viên, Cán bộ QDC

- Toàn thể nhân dân trong xã 

- Các chủ hộ chăn nuôi

Bệnh dại là bệnh do virus dại lây nhiễm sau khi bị động vật (chó, mèo) mang bệnh cào, cắn. Người mắc bệnh dại sẽ bị tổn thương não, dây thần kinh theo thống kê của ngành y tế một khi người mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Nếu đã xuất hiện các triệu chứng thì 100% người bệnh sẽ bị tử vong. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm do đó biện pháp phòng chống bệnh dại đó là tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi (chó, mèo). Nếu người bị động vật cắn phải điều trị ngay.

Hiện nay tình hình dịch bệnh dại trên đàn chó đang diễn biến hết sức phức tạp. Từ ngày 01/01 – 20/2/2024, cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh dại trên động vật tại 12 tỉnh, thành phố với 18 ca tử vong trên người do bệnh dại ở 14 tỉnh, thành phố (tăng 09 ca so với cùng kỳ năm 2023), số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại là gần 70.000 người (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023).

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện, Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân xã Yên Hồng.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh dại ở đàn chó trên địa bàn xã, tạo điều kiện cho chăn nuôi, phát triển bền vững; đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả phát sinh và lây lan của bệnh dại từ động vật sang người và đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân:

UBND xã yêu cầu:

1. Việc nuôi chó, mèo phải có đăng ký với cán bộ thú y xã và cơ sở thôn (xóm)

2. Phải nuôi nhốt đảm bảo vệ sinh môi trường, không thả chạy rong

3. Khi cho chó ra đường phải có người dẫn và rọ mõm

4. Tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

+ Rửa kỹ vết thương dưới vòi nước và xà phòng.      

+ Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó mèo cắn . Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70 độ, cồn iốt

+ Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương

+ Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa giamr thiểu nguy cơ lây truyền bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa.

+ Đối với chó nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hằng năm cần theo dõi con vật trong 14 ngày .

5. Các đồng chí thôn trưởng phối hợp với cán bộ thú ý xã tổ chức tuyên truyền, vận động các chủ hộ chăn nuôi. Trực tiếp dẫn Cán bộ thú y đi tiêm để đảm bảo tiêm phòng triệt để 100% đàn chó của cơ sở mình.

6. Các chủ hộ chăn nuôi chó phải nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của bệnh dại đến sức khoẻ, mạng sống của con người vì trách nhiệm trước cộng đồng, sức khoẻ của bản thân và người thân trong gia đình chấp hành nghiêm công tác tiêm phòng bệnh dại cho chó nuôi của gia đình mình.

7. Đối với các chủ hộ chăn nuôi chó không thực hiện tiêm phòng, cán bộ thú y, cán bộ cơ sở lập biên bản cam kết để sử lý theo luật và chịu trách nhiệm nếu để chó của gia đình cắn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

Trên đây là thông báo của UBND xã Yên Hồng về thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên đàn chó, mèo. Đề nghị cán bộ thú y xã, các đồng chí thôn (xóm) trưởng, các chủ hộ chăn nuôi chó thực hiện đúng nội dung trên./.

Nơi nhận:

-        Đ/c Thôn xóm trưởng;

-        Đ/c cán bộ thú y;

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ

Phó chủ tịch

 

(Đã ký)

 

                                  Nguyễn Văn Thông

Cơ quan chủ quản: Xã Yên Hồng- Huyện Ý Yên
Địa chỉ: Xã Yên Hồng - huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định
Email: xayenhong.yyn@namdinh.gov.vn
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang